Tin mới
TƯỢNG ĐÀI TỰ MÌNH CHO CHÍNH MÌNH

Ngày đăng: 07/01/2020 - 00:00:00

BBT xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của dịch giả, soạn giả Petr Komers đã đăng trên báo LIDOVÉ NOVINY, thứ Bảy ngày 4. 1. 2020 về Đại Từ điển Giáo khoa Séc – Việt của đồng tác giả TS. Ivo Vasiljev và KS. Nguyễn Quyết Tiến.

TS. Ivo Vasiljev và KS. Nguyễn Quyết Tiến (nguồn : Internet)
TƯỢNG ĐÀI TỰ MÌNH CHO CHÍNH MÌNH
 
ĐẮM MÌNH TRONG NGÔN NGỮ
 
„Ông Tiến với ý chí kiên cường đã đi đến đích cuối cùng và hoàn thành kế hoạch khổng lồ của mình. Và một tác phẩm đã ra đời, gợi cho chúng ta nhớ về thời đại huy hoàng của những nhà phục hung dân tộc“.
   
Có lẽ tôi cần phải cám ơn vị nguyên thủ nước ta vì tình cờ đã mang tới cho tôi ý tưởng viết bài báo này. Nhân ngày Quốc Khánh 28 tháng mười vừa qua ông đã thu xếp khôn khéo để trao tặng Huân chương Công trạng cho một người Trung Hoa, nữ học giả ngành Bohêm học (nghiên cứu về văn hoá và văn học Séc - ND).Bà ta chỉ có công trạng hơn những dịch giả chăm chỉ giỏi giang khác là đã biết khôn ngoan dịch và phổ biến tác phẩm của vị lãnh tụTập Cận Bình của mình.Thật ra thì ai trong chúng ta cũng biết rằng, kể cả việc bình chọn Giải thưởng Nobel cũng không hoàn toàn chính xác và nó mang dấu ấn thiên lệch theo sở thích của ban giám khảo cũng như chịu ảnh hưởng của các khía cạnh chính trị và tất nhiên còn có cả những sự vận động hành lang nữa.
 
Nhưng phải nói đến mặt khác, có những người mà tác phẩm của họ không kiếm đủ những điều kiện như đã nêu ở trên nên không nhận được một giải thưởng quốc gia nào. Vừa mới năm ngoái, ông Nguyễn Quyết Tiến, một người Séc gốc Việt thông minh sáng tạo đã hoàn thành và cho ra mắt tập thứ sáu của công trình đồ sộ Đại từ điển Giáo khoa Séc-Việt gồm 6 tập. Sáu tập sách dầy khổ 22x15 cm với tổng số lên tới 4337 trang. Bộ từ điển này bao gồm khoảng 120 nghìn từ mục cộng thêm với các phần giải thích, phụ lục về ngữ pháp, thậm chí còn có cả phần phụ lục bổ sung và đính chính. Lời mở đầu chỉ viết đơn giản, đây là „một đóng góp nhỏ cho quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời giữa nhân dân hai nước“. Nhỏ bé thôi, chỉ là hơn tám cân sách có dư!
 
Ông Tiến là người đã có gần 30 năm hoạt động về văn hoá và đào tạo trong cộng đồng Việt Nam, đã nhiều năm ông nghĩ đến việc biên soạn từ điển, nhưng phải đến năm 2012 ông mới có thể dành toàn bộ tâm huyết để lao vào công việc này. Thời gian đó, ông cùng chung yên ngựa với nhà Việt Nam học người Séc Ivo Vasiljev. Hai soạn giả ngay từ đầu đã hoạch định suất viết cho mỗi ngày là 45 mục từ và họ đã giữ được tốc độ phi thường ấy trong nhiều năm, khi mà cả hai người đều gặp những vấn đề khó khăn về sức khoẻ và ông Vasiljev đã không còn sống được để hoàn thành nốt hai tập cuối. (Hai tập cuối này ông Tiến đã được nhà Việt Nam học, nhà biên tập dày dặn kinh nghiêm Iva Klinderová trợ giúp).
 
Chấp nhận công việc không giản đơn, hai tác giả đã quyết định xây dựng một công trình rất đồ sộ. Đây không chỉ đơn thuần là từ điển chuyển ngữ thông thường theo truyền thống mà nhiều mục từ đã mang tính chất (của từ điển) giải nghĩa kỹ lưỡng, thậm chí từ điển bách khoa. Ví dụ mục từ Karlův Most {cây cầu mang tên (Hoàng đế La Mã Thần thánh) Karel Đệ tứ} hoặc từ mục  về nhà giáo dục học Jan Amos Komenský. (Ngoài những mục tiêu khác, Từ điển  còn phải giúp cho người Việt không chỉ học tiếng Séc mà còn hiểu cả văn hóa Séc).
 
Bất chấp mọi hoàn cảnh, bằng nghị lực phi thường ông Tiến đã theo đuổi đến cùng để thực hiện trọn vẹn kế hoạch vĩ đại của mình. Không có sự ủng hộ cơ bản nào, không có phần thưởng gì lớn,chỉ thôi thúc bởi sự đam mê về ngôn ngữ và vì lợi ích cộng đồng mà chấp nhận lao tâm khổ tứ. Một tác phẩm vĩ đại đã ra đời. Nội dung, tầm cỡ to lớn của nó là kết quả của tinh thần hăng say làm việc của các tác giả, gợi nhớ đến thời đại huy hoàng của những nhà phục hưng trên đất nước chúng ta.
 
Vấn đề còn lại của tôi bây giờ là tìm cách sắp xếp bộ từ điển đồ sộ này vào tủ sách đã chật cứng của mình. Sáu tập sách này chiếm hết 29 cm chiều dài giá sách, tức là lớn hơn bộ Đại từ điển Nga-Séc xuất bản vào những thập niên 50, 60 của thế kỉ trước, hoặc lớn hơn bộ từ điển Séc-Đức 5 tập của (nhà triết học, ngôn ngữ học, nhà văn và dịch giả người Séc) Josef Jungmann được tái bản vào năm 1989. Cho dù trên thực tế Jungmann có thể là rộng lớn hơn, tôi không dám chắc lắm – bởi tôi còn thiếu hai tập.
Phải thế chăng, vào năm 2020 này mà trong chúng ta vẫn còn có những con người thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc đầy nhiệt huyết đến như vậy.
 
(KS. Ngô Khánh Vân dịch)
 
 
POMNÍK SÁM SOBĚ
 
„Pan Tien svou neoblomnou vůlí dokázal svůj grandiózní plán dotáhnout až do samého konce. A tak vzniklo dílo, jež připomíná éru našich obrozenců“
 
ZTRACENO V JAZYCE
 
Vlastně bych měl poděkovat naší hlavě státu za to, že mě jaksi mimochodem přiměla napsat tento sloupek. K 28. říjnu totiž nenápadně obdařila medailí Za zásluhy mj. jednu čínskou bohemistku, která se na rozdíl od jiných, byť i pilnějších překladatelů vyznamenala navíc též čiperným šířením díla svého současného vůdce Si Tin-pchinga.Mezi námi, ona ani Nobelova cena nebyla ve výběru vždy zcela spravedlivá a nesla stopy jak osobního gusta poroty, tak politických ohledů a jistě také lobbování.
 
Na druhou stranu existují lidé, jejichž dílo nemůže dostatečně odměnit žádné státní ocenění. Právě v loňském roce tak jeden činorodý český Vietnamec, pan Nguyen Quyet Tien, dokončil a vydal šestý díl monumentálního šestisvazkového Velkého učebního česko-vietnamského slovníku. Těch šest vázaných knih o rozměrech 22x 15 cm má dohromady, pěkně prosím, úhrnem 4337 stran. Zahrnuje okolo 120 tisíc hesel a k nim ještě vysvětlivky, gramatickou přílohu, dokonce i závěrečný dodatek s opravami a doplňky. Jak se praví v úvodu, má jít jen o „skromný příspěvek dlouholetému a tradičnímu přátelství mezi našimi národy“. Takže maličkost. A pouhých osm kilogramů čisté váhy.
 
Pan Tien, jenž se zabývá kulturní a vzdělávací činností v rámci vietnamské komunity už skoro třicet let, přemýšlel o podobném slovníku léta, ale až v roce 2012 se do práce vrhl nap-no. Tehdy v tandemu s českým vietnamistou Ivem Vasiljevem. Oba si už na počátku stanovili denní porci 45 slovníkových hesel a v tomto neuvěřitelném tempu vydrželi pracovat po celé roky. Oba přitom souběžně prodělávali vážné zdravotní potíže, sám Vasiljev se už posledních dvou svazků nedožil. (S nimi pak Tienovi pomáhala další vietnamistka a zkušená editorka Iva Klinderová.)
 
Aby si autoři svou práci příliš nezjednodušovali, rozhodli se rovnou pojmout celý projekt velmi velkoryse. Nejde tu totiž jen o nějaký tradiční překladový slovník, některá hesla mají spíš povahu výkladovou či přímo encyklopedickou: tak například Karlův most nebo Jan Amos Komenský. (Slovník má kromě jiného pomoci Vietnamcům učícím se česky, aby vedle jazyka chápali i český kulturní kontext.)
 
Ať tak či onak, pan Tien svou neoblomnou vůlí dokázal svůj grandiózní plán dotáhnout až do samého konce. Bez zásadní podpory, bez větší odměny, hnán svým vlastním zájmem o jazyk a veřejný prospěch, na úkor svého zdraví. A tak vzniklo dílo, jež svým rozsahem, záběrem i pracovním nasazením autorů připomíná éru našich obrozenců.
 
Mám s ním teď jen problém vtěsnat jej do už tak přecpané knihovny. Těch šest svazků totiž zabírá celých 29 cm šířky, tedy víc než šestidílný Velký rusko-český slovník z 50. a 60. let anebo pětidílný Slownjk česko-německý Josefa Jungmanna z reedice v roce 1989. Ačkoli Jungmann by ve skutečnosti mohl být i širší, tím si nejsem tak docela jist - chybí mi totiž dva svazky. Nu což, nechť je i v roce 2020 mezi námi co nejvíce nadšených buditelů.
 
Petr Komers, překladatel a textař

Nguồn tin: BBT


Xem tin theo ngày: